Chủ Nhật, 9 tháng 11, 2014

a, Hai câu đầu: Khơi mở mạch cảm xúc cho bài thơ

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”

1

- Cảm xúc chủ đạo: “Nhớ”

- Đối tượng nỗi nhớ:

       · Nhớ Sông Mã, nhớ “rừng núi”. Sông Mã không thuần túy là một địa danh vô

hồn, là tên một dòng sông mà đã trở thành đất mẹ yêu thương, thành cả một miền

nhớ đau đáu khôn khuây.

       · Nhớ Tây Tiến: nỗi nhớ một đoàn quân đã gắn bó máu thịt với tác giả.

- Mức độ nhớ: “nhớ chơi vơi” :có thể hiểu là một mình giữa thế giới hoài niệm

mênh mông, bề bộn, không đầu, không cuối, không thứ tự thời gian, không gian.

Đó là nỗi nhớ da diết, miên man, thường trực, vừa mênh mông, ám ảnh.

- Vần “ơi”: hai câu thơ giống như một tiếng gọi - tiếng gọi của nhớ thương vời vợi

từ trong vô thức. Nó biến tên một địa danh, một đoàn quân trở thành hai miền nhớ

thương, mang linh hồn. Nỗi nhớ làm hiển hiện bao nhiêu hình ảnh tươi đẹp. Là

hoài niệm mà sống động như mới hôm qua.

Đến các câu thơ tiếp theo, nỗi nhớ được cụ thể hóa.

a.Đó là nỗi nhớ về cuộc hành quân giữa núi rừng miền Tây vừa hùng vĩ lại

vừa thơ mộng trữ tình được cảm nhận bằng cảm hứng  lãng mạn và tâm hồn lãng

mạn hào hoa.

   *Đoạn thơ diễn tả thật đắc địa sự hùng vĩ của núi rừng miền Tây dữ dội, hiểm

trở"thi trung hữu họa" (trong thơ có

   +Tác giả gợi nhắc nhiều địa danh xa lạ: Sài Khao, Mường lát, Pha Luông,

Mường Hịch, Mai Châu... gợi bao cảm xúc mới lạ, tác giả như đưa người đọc lạc

vào những địa hạt heo hút, hoang dại để từ đó dõi theo bước chân quân hành của

người lính

    +  Sử dụng những từ láy, ghép tạo hình liên tiếp:

 Khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút… Gập ghềnh hiểm trở, cao, sâu

    + Ngắt nhịp giữu câu thơ:

                      Dốc lên…/ dốc …

Ngàn thước …./ ngàn thước…

Câu thơ như bẻ đôi diễn tả con dốc với chiều cao, sâu rợn ngợp: nhìn lên cao

chót vót, nhìn xuống sâu thăm thẳm

     +Sự phối âm.

   Câu “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm”-  5/7 tiếng thanh trắc. diễn tả sự khó

nhọc của người lính Tây Tiến hơn là diễn tả dốc cao, vực thẳm.

     Câu "Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi". Câu thơ được dệt bằng những thanh

bằng liên tiếp, gợi tả, sự êm dịu, tươi mát của tâm hồn những người lính trẻ, trong

gian khổ vẫn lạc quan yêu đời. Trong màn mưa rừng, tầm nhìn của người chiến

binh Tây Tiến vẫn hướng về những bản mường, những mái nhà dân hiền lành và

yêu thương, nơi mà các anh sẽ đến, đem xương máu  và lòng dũng cảm để bảo vệ

và giữ gìn.

2

    + Âm thanh gầm thét kết hợp với tính từ oai linh rất mạnh và gợi đặt trong bối

cảnh không gian núi rừng lúc chiều tối làm cho thác nước có sức mạnh linh thiêng,

huyền bí; cái dữ dội của thiên nhiên được đẩy đến cực độ.

=> Tiếng gầm núi rừng và tiếng gầm của chúa sơn lâm cùng lúc chứng tỏ sự oai

linh tuyệt đối dữ dội của mình. Nó không chỉ được mở rộng ra ở chiều không gian

mà còn khám quá ở chiều thời gian (chiều chiều, đêm đêm), luôn là mối đe dọa

khủng khiếp đối với con người.    

 Tóm lại: Sự tạo hình phổi hợp âm  thanh đem đến một không gian vừa có chiều

cao, bề rộng, độ sâu của thiên nhiên miền Tây Bắc Bắc Bộ vừa hùng vĩ, dằn dội .

  *Vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình:

- Một bức tranh sương khói mơ màng, hoa đưa hương trong đêm: Mường Lát hoa

về trong đêm hơi.

- Một bức tranh đầy sức gợi cảm: Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi=> vẽ nên một

bức tranh mịn màng, mờ ảo, đầy quyến rũ.

 Tóm lại: Những tên đất lạ, những hình ảnh giàu giá trị tạo hình, những câu thơ

nhiều vần trắc  đọc lên nghe vất vả nhọc nhằn được xoa dịu bằng những câu thơ có

nhiều vần bằng. Sự phối hợp ăn ý đã làm hiện lên mnột thế giới khác thường vừa

đa dạng vừa độc đáo của núi rừng Tây Bắc.

 - Câu thơ 3, 4 gợi cho ta nhận thức được những địa danh tên đất, tên làng. Đó là

Sài Khao, Mường Lát, Đỉnh Sài Khao bốn mùa mây phủ.

Sài khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

 …Pha Luông mưa xa khơi

    Sài Khao, Mường Lát mang vẻ hấp dẫn của xứ lạ. Câu thơ diễn tả vẻ đẹp huyền

ảo. Đoàn quân đi trên đỉnh núi cao mù sương và dừng chân ở những bản làng, với

gió núi hoa rừng… đầy lãng mạn. Nổi gian khổ vì thế cũng vơi đi.                  Câu

thơ :Nhà ai… 14 âm tiết chỉ có 3 âm tiết là thanh trắc. 11 thanh bằng tạo âm

hưởng đều đều, lan toả, lung linh, huyền ảo trong nỗi nhớ. Người đọc chỉ nhận ra

núi, bản làng, hoa và sương khói bàng bạc. Nỗi vất vả mệt mỏi dường như bị lùi đi.

Người lính Tây Tiến hiện lên giữa thiên nhiên hùng vĩ.

=>Có thể nhận ra thiên nhiên miền Tây Bắc Bắc Bộ không chỉ hùng vĩ mà dữ dội

nhờ nghệ thuật tạo hình và phối hợp thanh điệu:

 b, Đó là nhớ về hình ảnh người lính:

- Dấu chân của họ đến những vùng đất xa lạ: gợi lên gian khổ, vất vả, nhọc

nhằn.Họ phải đối mặt những cơn mưa rừng, những đêm sương lấp dày, thác gầm,

cọp rừng sâu đe doạ.

- Dãi dầu: gian khổ, "không bước nữa": hi sinh, “ gục lên súng mũ” gục trên đường

hành quân, giữa trận đánh, súng còn cầm trên tay, mũ còn đội trên đầu, "bỏ quên

đời": coi thường cái chết => tạo nên cảm hứng bi tráng.

- Hình ảnh người lính hiện ra với tư thế: "súng ngửi trời"  rất hồn nhiên, tếu táo:

+ Ngang tàng, tinh nghịch, đậm chất lính tráng.

+ Người lính nối kết giữa trời và đất =>dáng hình người chiến sĩ hiên ngang, cao

lớn, hùng vĩ. Ý thơ khắc tạc hình ảnh người lính vào không gian đất nước.

3

=>Những người lính trong đoàn quân Tây Tiến hiện ra với vẻ đẹp vừa hào hùng,

dũng cảm, giàu ý chí lại vừa hào hoa lãng mạn cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên.

* Hai câu thơ cuối là vẻ đẹp của tình quân dân gợi ra cuộc sống yên bình sau

những vất vả hi sinh.

  +  “ Cơm lên khói”, “ thơm nếp xôi”: hương vị của miền Tây Bắc, tượng trưng

cho tình quân dân, tình nghĩa gắn bó thuỷ chung của đồng bào Tây Bắc đối với bộ

đội kháng chiến

   + “ Mùa em”:  cách dùng từ rất lạ, táo bạo, tinh nghịch của Quang Dũng và tình

tứ, biểu cảm.

 Cảnh tượng hiện qua những câu thơ thật đầm ấm.

  Tác giả lấy cái gian khổ ác liệt của chiến trường để tô đậm, ngợi ca và khẳng

định bản lĩnh phi thường ý chí của người chiến sĩ Việt Nam trong đoàn quân Tây

Tiến.

 

b. Đoạn 2 (tiếp – Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa): Những kỉ niệm đẹp về tình

quân dân trong đêm liên hoan và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng.

+ Khái quát: Tráng qua lớp men say của hoài niệm, hình ảnh thiên nhiên và con

người miền Tây hiện ra với vẻ đẹp thơ mộng, mĩ lệ, trữ tình.

+ Đêm liên hoan văn nghệ:

“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”

- Không gian: “hội đuốc hoa”> huyền ảo, lung linh, rực rỡ.

- Âm thanh : “khèn” > vi vu, réo rắt.

- Nhân vật trung tâm: “em” với xiêm áo lộng lẫy (xiêm áo tự bao giờ) vừa e thẹn,

tình tứ (e ấp) vừa duyên dáng trong điệu vu làm đắm say lòng người (man điệu).

- “Kìa em”: cái nhìn vừa ngạc nhiên vừa mê say ngây ngất.

 Vẻ đẹp lung linh, hoang dại, trữ tình đến mê hoặc.

+ Cảnh sông nước miền Tây:

“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

- Không gian: chiều sương, dòng nước > mênh mông, nhòe mờ, ảo mộng.

- Hình ảnh: “hồn lau”, “dáng người trên độc mộc”, “hoa đong đưa” > những nét vẽ

mềm mại, duyên dáng, khác hẳn những nét khắc bạo, khỏe, gân guốc khi đặc tả

dốc đèo miền Tây.

* Nhận xét:

4

· Thiên nhiên và con người ở đây hòa hợp trong một vẻ đẹp trữ tình, lãng mạn, thơ

mộng.

· Tác giả chỉ gợi mà không tả, vận dụng bút pháp của nhạc của họa để dựng cảnh >

Đoạn thơ đầy chất nhạc, chất họa > Đúng với trạng thái “chơi vơi” của nỗi nhớ ở

đầu bài thơ.

· Đoạn thơ thể hiện rõ chất tài hoa của hồn thơ Quang Dũng.

c. Đoạn 3 (tiếp – Sông Mã gầm lên khúc độc hành): Chân dung người lính Tây

Tiến.

 Khái quát: vẫn tiếp tục mạch cảm hứng về người lính Tây Tiến đã được triển khai

lẻ tẻ ở các đoạn trước: vừa lãng mạn vừa bi tráng. Ở 8 câu thơ này, tác giả tập

trung khắc tạc một tượng đài người lính trên nền thiên nhiên miền Tây đa dạng.

+ Hai câu đầu: Chân dung hiện thực của người lính

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm”

- Vừa bi: “không mọc tóc”: vừa để tiện lợi trong việc đánh giáp lá cà, vừa phản

ảnh một thực tế - bị rụng tóc vì sốt rét, “quân xanh màu lá”: nước da xanh xao do

ăn uống thiếu thốn, sốt rét bệnh tật hành hạ. (Liên hệ: “Anh với tôi biết từng cơn

ớn lạnh/ Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi” – trong Đồng chí của Chính Hữu,

“Giọt giọt mồ hôi rơi/ Trên má anh vàng nghệ” – trong Cá nước của Tố Hữu).

- Vừa hùng: Tác giả không né tránh hiện thực tàn khốc của chiến tranh đã lưu dấu

trên hình dung người lính nhưng qua cái nhìn đậm màu sắc lãng mạn:

· “Đoàn binh” chứ không phải “đoàn quân” : hào hùng.

· “Quân xanh màu lá” vẫn “giữ oai hùm” : oai phong, dữ dằn với tư thế lẫm liệt của

chúa tể nơi rừng thiêng.

+ Hai câu tiếp: Giấc mộng lãng mạn của người lính

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng Kiều thơm”

- Tả vẻ lẫm liệt uy phong của người lính, nhà thơ không cố công khắc tạc tượng đài

trượng phu khô cứng không tim.

- Nỗi nhớ trong giấc mơ: Hà Nội, dáng Kiều thơm: đằng sau vẻ ngoài dữ dằn, oai

nghiêm là trái tim khao khát yêu thương, đầy chất nghệ sĩ (họ mang dấu trong tim

một bóng hình lãng mạn, không phải là “giếng nước gốc đa”, “gian nhà không”

như nỗi nhớ của người lính nông dân trong Đồng chí của Chính Hữu)

* Nhận xét:

· Cảm hứng: có bi nhưng không lụy. Người ta thấy cái gian khổ khốc liệt của chiến

tranh nhưng cũng cảm nhận được vẻ đẹp oai hùng, lãng mạn của người lính.

5

· Tượng đài người lính Tây Tiến được dựng từ hai nguồn chất liệu nhuần nhuyễn:

bi tráng và lãng mạn, hào hùng và hào hoa.

+ 4 câu tiếp: cái chết bi tráng và sự bất tử.

“Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

- Tả cái chết nhưng không bi lụy.

- Hệ thống từ Hán Việt: biên cương, mồ viễn xứ, chiến trường, áo bào, khúc độc

hành : không khí trang trọng thiêng liêng.

- Phủ định từ “chẳng” (so sánh với từ “không”: sắc thái trung tính, liên hệ với cách

nói “mặc kệ” trong câu: “Gian nhà không mặc kệ gió lung lay” ở Đồng chí của

Chính Hữu): thái độ kiên quyết hi sinh vì nghĩa lớn.

- Nói giảm nói tránh “anh về đất”: vợi đi cảm giác đau thương.

- “Khúc độc hành”: âm thanh át đi cảm xúc bi thương :gợi về sự ra đi của những

anh hùng nghĩa sĩ thửa xưa.  Đưa tiễn người là khúc độc hành của núi sông :bất tử

hóa hình ảnh người lính Tây Tiến

 →Nói về cái chết của người lính có đau thương nhưng không bi lụy mà thấm đẫm

tinh thần bi tráng. Hai cảm hứng lãng mạn và bi tráng đan cài dựng nên tượng đài

bất tử trong thơ.

 Đoạn 4 (còn lại): Khúc vĩ thanh (Lời thề gắn bó với đoàn quân và miền Tây)

“Tây Tiến người đi không hẹn ước

Đường lên thăm thẳm một chia phôi

Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy

Hồn về Sầm Nưa chẳng về xuôi”

+ Khái quát: khép lại bài thơ, nhấn mạnh tinh thần chung của cả bài.

+ “Mùa xuân ấy”: thời điểm lịch sử không bao giờ trở lại > mốc nhớ thương vĩnh

viễn trong trái tim những người lính Tây Tiến một thời.

+ Nhịp thơ: chậm, giọng thơ: buồn.nhưng tinh thần “chẳng về xuôi” vẫn mang

linh hồn hào hùng của cả đoạn thơ.

* Lời thề vĩnh quyết của người lính, khúc vĩ thanh của bài thơ, lưu giữ mãi dư vang

của một thời gian khổ khốc liệt nhưng không kém hào hùng lãng mạn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét